Xem ngay video về quá trình tháo rời iPhone bằng robot: Khởi nguồn của hàng loạt thiết bị tái chế và mục tiêu vì môi trường

20/04/2022 - Tin tức

Theo đó, Dietschy đã được mời đến thăm một trong những cơ sở tái chế của Apple ở Texas trong quá trình xây dựng video và cô đã được thăm Daisy, cỗ máy chuyên dụng để tháo rời iPhone. Theo Apple, Daisy có khả năng tháo rời tối đa 200 chiếc iPhone mỗi giờ, đem lại 1.2 triệu chiếc iPhone tái chế mỗi năm và đóng góp một phần không nhỏ vào mục tiêu giảm thiểu mức khí thải ra môi trường của công ty.

Khi đặt iPhone vào, robot này sẽ bắt đầu tách tất cả các thành phần ra khỏi thiết bị. Daisy có tổng cộng bốn mô-đun khác nhau để tháo rời các bộ phận cũng như các vật liệu khác nhau trên thiết bị.

Ở mô-đun đầu tiên, màn hình của iPhone sẽ được tháo rời, và mô-đun thứ hai sẽ tách pin khỏi thiết bị. Vì pin được dán vào mặt sau của máy nên robot sẽ sử dụng “một luồng khí lạnh” đặc biệt để làm lỏng lớp keo dính và sau đó, mô-đun thứ ba sẽ thực hiện bước tháo các chi tiết ốc, vít khỏi điện thoại.

Cuối cùng, tại mô-đun thứ tư, Daisy sẽ đặt tất cả các thành phần và bộ phận đã được tách ra lên trên một băng chuyền, để nhân viên phụ trách phân loại chúng vào các thùng lớn. Quá trình này sẽ giúp Apple tái chế kim loại và nhựa từ các thiết bị cũ, từ đó sử dụng chúng để sản xuất các thiết bị mới hoàn toàn.

Ngoài ra, Daisy cũng không phải là robot phục vụ cho việc tháo rời đầu tiên tại Apple. Daisy có nguồn gốc từ Liam, một robot khác được Apple chế tạo vào năm 2016 cũng được tạo ra với mục đích tương tự, nhưng có phần lớn và phức tạp hơn so với Daisy.

Bạn nghĩ sao về các công đoạn tháo rời iPhone này? Hãy để lại bình luận nhé!

Cảnh báo: 2 địa chỉ lừa đảo bán iPhone dựng tại Hà Nội

1: 169 Tây Sơn, Đống Đa

2: 127 Phố Vọng, Hai Bà Trưng

Địa chỉ Website lừa đảo giả mạo như hình bên dưới


X
0.06430 sec| 656.094 kb