Nay mình sẽ chia sẻ cách xử lý khi bị gọi điện làm phiền cho các bạn nhé.
1. Cách xử lý khi bị gọi điện làm phiền
Để tránh và giải quyết được trường hợp như trên thì các bạn cần lưu ý và thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra thông tin thuê bao đang sử dụng bằng cách copy và dán số điện thoại lên Zalo để kiểm tra là ai (Tuy rằng cách này có thể chủ nhân số điện thoại không dùng Zalo hoặc không cho phép tìm kiếm nhưng bạn cứ thử xem nhé).
Bước 2: Nếu như bạn bị đe dọa đòi nợ trong khi bạn không thiếu nợ bất kì ai, bạn hãy thật bình tĩnh và gọi điện cho tổng đài ngân hàng, hoặc Cơ quan của các đơn vị tín dụng để được hỗ trợ nhé.
Vài số điện thoại tổng đài của ngân hàng hoặc Cơ quan tín dụng:
Bước 3: Trong trường hợp bạn đã làm theo bước 1 và 2 nhưng đối tượng xấu vẫn đe dọa và quấy rối. Bạn nên gọi điện hoặc đi ngay ra các cơ quan chính quyền, khai báo ngay với cơ quan Công An gần nhất. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để đề nghị xem xét xử lý những dấu hiệu vi phạm liên quan đến công tác đôn đốc, thu hồi nợ.
2. Tổng hợp cách chặn cuộc gọi, tin nhắn rác của các nhà mạng Việt Nam
Nếu như bạn gặp các vấn đề về tin nhắn rác hay cuộc gọi rác trên điện thoại, website VNCERT - Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó dễ dàng mà không cần phải tải thêm bất kì phần mềm nào. Sau đây là cách chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua website VNCERT của Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông nhé.
3. Nhắn tin đe dọa đòi nợ sẽ bị xử lý ra sao?
Điều 156 Bộ luật Hình sự có quy định về về tội vu khống, người nào thực hiện hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Theo đó, hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
Điều 133 Bộ luật Hình sự có quy định về tội đe dọa giết người, người nào đe dọa giết người. Nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì người thực hiện bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Luật pháp Việt Nam không cho phép dùng cách thức khủng bố, đe dọa để đòi nợ. Nhưng hiện nay, hàng loạt những vụ việc liên quan đến quấy rối, đe dọa bằng hình thức nhắn tin, gọi điện vẫn xảy ra thường xuyên.
Như vậy, mình đã chia sẻ cách giải quyết khi liên tục nhận được tin nhắn hay cuộc gọi quấy rối. Hy vọng bài viết giúp ích được cho mọi người. Nếu thấy hay thì hãy chia sẻ bài viết và bình luận ở phía dưới để cùng nhau trao đổi nhiều hơn nhé.
Cảnh báo: 2 địa chỉ lừa đảo bán iPhone dựng tại Hà Nội
Địa chỉ Website lừa đảo giả mạo như hình bên dưới
Tin xem nhiều
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm